Sở y tế Bình Thuận - Trung tâm y tế Bắc Bình

Danh mục

Sức khỏe

Trung tâm y tế Bắc Bình: Tuyên truyền người dân chủ động phòng, chống bệnh sốt xuất huyết;

6/28/2018 2934 Đã xem

Những ngày gần đây, thời tiết nắng nóng gay gắt sau đó kèm theo mưa là điều kiện thuận lợi để một số dịch bệnh phát sinh, phát triển, đặc biệt là bệnh sốt xuất huyết (SXH). Chính vì vậy, công tác phòng, chống dịch được huyện Bắc Bình triển khai tích cực nhằm bảo đảm không để dịch bệnh xảy ra trên địa bàn.

Trung tâm y tế Bắc Bình: Tuyên truyền người dân chủ động phòng, chống bệnh sốt xuất huyết;

 

             ảnh: Truyền thông trực tiếp phòng, chống bệnh SXH xã Bình Tân;

Những ngày gần đây, thời tiết nắng nóng gay gắt sau đó kèm theo mưa là điều kiện thuận lợi để một số dịch bệnh phát sinh, phát triển, đặc biệt là bệnh sốt xuất huyết (SXH). Chính vì vậy, công tác phòng, chống dịch được huyện Bắc Bình triển khai tích cực nhằm bảo đảm không để dịch bệnh xảy ra trên địa bàn.

Trong 5 tháng đầu năm, toàn huyện Bắc Bình ghi nhận 61 ca SXH (cùng kỳ năm ngoái 87 ca) trong đó có 4 ca nặng, 874 trường hợp bị tiêu chảy, 18 ca mắc tay chân miệng. Đến thời điểm này ở huyện Bắc Bình không có ổ dịch lớn nhưng không vì thế mà ngành y tế địa phương chủ quan. Cụ thể Trung tâm Y tế huyện thường xuyên chỉ đạo các trạm y tế xã, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh, treo băng rôn, phát tờ rơi, thông tin lưu động, lồng ghép vào các buổi hội họp ở cơ sở nhằm nâng cao nhận thức trong cộng đồng về phòng, chống SXH và các bệnh dễ phát sinh trong mùa hè như tay - chân - miệng; tiêu chảy cấp, cúm… đồng thời hướng dẫn các xã báo cáo tình hình dịch bệnh định kỳ, phân công cán bộ trực thường xuyên, sẵn sàng phòng, chống dịch kịp thời. Đặc biệt là tại các xã, thị trấn như Chợ Lầu, Sông Lũy, Hồng Thái nơi tập trung đông dân cư, có số bệnh nhân mắc SXH nhiều, quanh năm.

Theo ông Tạ Văn Tổ - Trưởng phòng Truyền thông giáo dục sức khỏe, Trung tâm Y tế Bắc Bình: Trong tuyên truyền, chúng tôi luôn nhấn mạnh để người dân nhớ bệnh SXH chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc-xin phòng bệnh, nguy cơ tử vong cao nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Vì thế phòng bệnh là giải pháp hiệu quả nhất. Khi phát hiện nghi ngờ mắc SXH cần sớm đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

       ảnh: Tuyên truyền cho người dân phòng chống bệnh SXH tại  TT. Chợ Lầu : (Thùy Linh)

Bình Thuận đang bước vào mùa mưa xen kẽ nắng nóng ẩm sẽ tạo điều kiện cho muỗi sinh sản, tình hình dịch bệnh sẽ diễn biến phức tạp. Trong khi đó tập quán tích trữ nước của người dân vẫn chưa thay đổi. Vì vậy để phòng bệnh, người dân cần đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. Chủ động tổng vệ sinh môi trường, thu gom rác thải, thực hiện các biện pháp phòng tránh muỗi đốt. Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng, bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa, hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp, vỏ xe cũ... Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

 

 

Top